The Way to Expert (Extreme,Cisco,Bulecoat,Checkpoint,Fortinet,SonicWall,Websense,Netasq,Trendmicro,English,...).Nhận dạy luyện thi TOEIC cho các cá nhân,tập thể hoặc nhóm từ 5 người trở lên,được cập nhật những tài liệu TOEIC mới nhất,sát với đề thi thực tế một cách miễn phí . CellPhone : 0932181386 ; Yahoo : nguyenquang_hung ; Skype : nqhung0310

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

Cloud Computing - Điện toán đám mây

Thực ra, trong số các Cloud Computing offering trên thị trường hiện nay, thì CC của Amazon là phát triển nhất.

Bọn Yahoo thì chưa có CC theo đúng nghĩa, vì chúng nó chỉ có các computing cloud chạy được mỗi app của chúng nó, còn không open và không customize được. Cái này gần với Sever Clustering hơn là Cloud Computing.

M$ đang định release ra Window Cloud cái gì đấy là OS cho Cloud Computing, nhưng không biết bao giờ mới ra, mà nếu có ra thì chỉ có bọn dở hơi mới dùng.

IBM có Cloud Computing trên nền Linux và AIX, gọi là Blue Cloud, nhưng lại bị giới hạn bởi phạm vi địa lý và computing resrource.

Google có App Cloud, nhưng chạy được mỗi Python App, không có database và không cài thêm được app.

Sun và HP cũng có CC offering, nhưng không dùng được vào đâu.

Trong khi đó, có rất nhiều công ty và nhóm lập trình sử dụng Amazon Web Services để phát triển phần mềm và deploy phần mềm.
Amazon có lợi thế lớn là có một sever farm khỏnglồ ở hầu hết mọi zone trên thế giới. Cái này thì may ra chỉ có Google là có thể cạnh tranh được.

Ngoài ra, tech team của Amazon rất mạnh.

Amazon S3 cung cấp dịch vụ lưu trữ với unlimited space, có thể lưu trữ tại bất kỳ vùng địa lý nào, ví dụ như Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Châu Á ..., nên hạn chế được sự chậm trễ do khoảng cách. Nếu như một công ty nào đó có nhiều chi nhánh trên thế giới, có thể dùng nhiều S3 để lưu trữ.

Amazon EC2 cho phép người dùng chọn bất kỳ hệ điều hành nào, ví dụ như Linux (Fedora, Ubuntu ...), BSD. Hình như giờ mới có cả Window server (tuy nhiên chỉ có bọn dở hơi mới dùng Window). Mỗi EC2 instance là một virtual server, có RAM nhiều hay ít, một hay nhiều processor tùy theo loại của instance, và người dùng có thể dùng ec2 tools hoặc SSH vào, cài bất kỳ software nào mình thích lên, như là một computer bình thường. Hoặc có thể setup một EC2 instance image, rồi khi cần có thể chạy một loạt server có cấu hình giống hệt như cái instance image đấy, số lượng server là bao nhiêu là tùy ở mình.

Amazon Persistence Service cho phép người dùng sử dụng như một đĩa cứng ảo gắn vào máy tính ảo EC2.

Các chú có thể đọc thêm ở Amazon Web Services website.

Anh và hai thằng bạn cũng dùng AWS (Amazon Web Services) để làm enterprise software, dùng Ruby On Rails, Adobe Flex và PostgreSQL. Tất cả server của bọn anh là Linux chạy trên EC2.

Khi hệ thống hoạt động hơi nặng, bọn anh có chương trình tự động khởi động thêm EC2 instance, đến khi giảm tải xuống, thì nó lại tự tắt bớt EC2 intances đi. Như vậy là scalability của hệ thống không phụ thuộc vào số server cố định như trường hợp dùng công nghệ Server Clustering như đng phổ biến, mà là scale-on-demand. Bọn anh không cần phải mua thêm server, cài phần mềm lên, rồi cắm vào mạng, rồi configure ... mà là tự động tăng hay giảm số sever trong Cloud Computing. Thậm chí scale thêm server ở geographic zone nào, là tùy theo app load ở zone đấy. Hard disk cho EC2 dùng Amazon Persistent Storage.

Thuật toán về server-load detection và instance automatic management là do bọn anh tự viết (He..he..bằng Ruby).

Phần enterprise data management và image processing của bọn anh dùng S3 để lưu trữ. Enterprise Messaging dùng Amazon SQS.

He..he..Và software của bọn anh là SAAS. Nhưng bọn anh chỉ cung cấp cho enterprise corporations thôi, chứ không mở ra public.

Và Amazon WS rất an toàn, vì nó dựa trên RESTful Web Services, SSL và độc đáo hơn nữa là time-based URL, nghĩa là URL để download hay upload hay truy cập site trong AWS có thể expire sau một thời gian nhất định.

Cùng một trang web hay cùng một site, bây giờ cái URL đang là thế này, 5 phút sau (hay x phút, hay y ngàyy, hay z tháng ... sau) đã là thế khác, tùy ở người lập trình quy định. Vì thế hacker có username hay password, muốn vào xem cái gì cũng khó, vì URL bị thay đổi mất rồi.

Nếu các chú muốn thử Cloud Computing đúng nghĩa của nó, thì hiện giờ chỉ có Amazon Web Services.

Còn chạy vớ vẩn chơi cho vui thì có Google App Cloud, chạy được mỗi Python.

trích nguồn http://www.connekgroup.net

Không có nhận xét nào: